Tin tức - Báo chí

14.08.2015

Jen Tuần Châu và dự án khu nghĩ dưỡng cao cấp Caye Sereno vừa nhận được giải thưởng “Best Villa Development” tại giải thưởng bất động sản Vietnam Property Awards 2015 lần đầu được tổ chức ở Việt Nam. Lễ trao giải vừa diễn ra vào thứ sáu tuần qua ngày 14/8/2015 tại khách sạn The Intercontinental Asiana Saigon, Tp.HCM.

Giải thưởng bất động sản “Vietnam Property Awards” là một phần của giải thưởng bất động sản “Asia Property Awards” được tổ chức từ hơn 10 năm nay. Giải thưởng nhằm ghi nhận và vinh danh những công trình bất động sản hàng đầu trong khu vực. Được xem xét và chấm giải bởi những chuyên gia uy tín hàng đầu trong ngành, giải thưởng này được đánh giá là một trong số ít các giải thưởng danh giá và uy tín trong ngành Bất Động Sản.

Theo quy trình, các giải thưởng sẽ được xem xét và trao cho các hạng mục hàng đầu tại các quốc gia. Các hạng mục trúng giải tại mỗi quốc gia sẽ được tham gia tranh giải trong khu vực sau đó. Và năm nay, lần đầu tiên, các hạng mục của giải Việt Nam Property Awards được tổ chức để trao cho các hạng mục xuất sắc của Việt Nam.

Dự án Caye Sereno của tập đoàn Jen Tuần Châu tham gia tranh 2 giải tại giải thưởng năm nay cho 2 hạng mục “Best Villa Development” và “Best Residential Architectural Design”. Tại buổi trao giải, Caye Sereno đã được vinh danh ở hạng mục “Best Villa Development” và giành giải “ Highly Commended” cho hạng mục “Best Residential Architectural Design”. 

Ông Jonathan Cheng, thành viên HĐQT của Jen Tuần Châu đã phát biểu tại lễ trao giải: ”Chúng tôi rất lấy làm vinh dự và tự hào khi được vinh danh tại lễ trao giải Việt Nam Property Awards 2015 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Giải thưởng “Best Villa Development” một lần nữa khẳng định việc đầu tư đúng đắn của chúng tôi tại Việt Nam. Được thiết kế bởi KTS nổi tiếng Marcio Kogan, và được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia quốc tế chuyên nghiệp, Caye Sereno mang đến cho thị trường BĐS nghĩ dưỡng nói riêng và BĐS nói chung một góc nhìn mới về BĐS nghĩ dưỡng”

Được biết, giải thưởng năm nay được chấm bởi các chuyên gia uy tín tại thị trường BĐS Việt Nam như Marc Townsend (Giám đốc CBRE Vietnam); Dao Nguyen (Đồng Giám đốc Allen & Overy Vietnam); Felice Iacobellis (Giám đốc Halo Design); Chau Ta (tư vấn luật Transactions, SC Capital Partners); Ninh Van Hien (Tax & Corporate Services, KPMG Limited); Chris Elkin, (Giám đốc Red brand builders - Edge Asia Vietnam); Thien Duong (Giám đốc Transform Architecture) và Nguyen Hoang Manh (Tổng Giám đốc và sáng lập viên MIA Design Studio)


06.08.2015

Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập Việt Nam 2015 (M&A Vietnam Forum 2015) - “Chờ đón sự bùng nổ - Countdown to the Next Market Boom”

TP.HCM, ngày 6 tháng 8 năm 2015, tại Trung tâm Hội nghị GEM – TP.HCM, Diễn đàn M&A thường niên lần thứ 7 do Báo Đầu tư và AVM Việt Nam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã chính thức diễn ra với hơn 500 khách mời tham dự.

Khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. ASEAN không chỉ trở thành thị trường tiêu thụ khổng lồ nhờ tầng lớp trung lưu tăng mạnh mà các nhà đầu tư nước ngoài còn ưa thích thị trường lao động giá rẻ và trẻ tuổi ở các nước đang phát triển như Campuchia, Indonesia, Việt Nam. Đặc biệt, năm 2015 là hạn chót để các nước thành viên ASEAN thiết lập khu vực mậu dịch tự do. Nếu thành công, tất cả 10 quốc gia thành viên sẽ hội nhập kinh tế toàn diện vào một thị trường chung thống nhất với quy mô 600 triệu người.

Trong khi đó, các chuyển động chính sách gần đây của Việt Nam (Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ 1/7, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP cho phép nới room đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam…) cùng với những cam kết cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước lớn, sự trỗi dậy của các công ty tư nhân trong nước, sự quan tâm của các dòng vốn ngoại đối với các cơ hội đầu tư và M&A tại Việt Nam…

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, nhận định: “Diễn đàn M&A 2015 được tổ chức trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam - dù bị tác động không nhỏ của tình hình thế giới và khu vực, cũng như những yếu tố nội tại – nhưng đang trên đà phục hồi kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, mặt bằng lãi suất giảm, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách thể chế và đổi mới mô hình tăng trưởng đang được đẩy nhanh và mang lại những kết quả tích cực”

Trên tinh thần đó, TS.Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức, khẳng định: Hoạt động M&A đang đứng những cơ hội được mở ra từ việc nâng cao tốc độ tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước dựa trên cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới qua việc ký kết và thực thi hàng loạt hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn, cũng như việc tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Trong dòng chảy của những yếu tố kích cầu đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang coi Việt Nam là thị trường hoàn hảo để họ nắm cơ hội và khai thác. Các đơn vị môi giới, tư vấn đang nhìn thấy một lượng khách hàng  dư thừa tiền mặt và sẵn sàng rót vốn để chốt thương vụ sớm nhằm thâm nhập thị trường Việt Nam, nếu họ tìm thấy các đối tác đáp ứng tiêu chí.

Với chủ đề “Chờ đón sự bùng nổ”, Diễn đàn M&A 2015 mang tinh thần lạc quan rằng sẽ có dòng vốn mới chảy vào thị trường M&A Việt Nam, với tổng giá trị dự báo lên tới 20 tỷ USD trong giai đoạn 2014 – 2018. Riêng năm 2014, theo thống kê chưa đầy đủ của nhóm nghiên cứu Diễn đàn M&A (MAF), giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 4,2 tỷ USD.

Tiềm năng và cơ hội M&A tại Việt Nam đã có, nhưng nhiều câu hỏi lớn đang được đặt ra, thu hút sự quan tâm của cả các nhà đầu tư, lẫn các cơ quan hoạch định chính sách. Đó là:

-          Thị trường M&A Việt Nam sẽ như thế nào trong một không gian phát triển mới trên nền tảng thực thi các chính sách mới và mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới?

-          Cần những chính sách gì tiếp theo, những rào cản gì cần phải tiếp tục được gỡ bỏ để các chính sách mới được thực thi nhằm tạo động lực thúc đẩy hoạt động mua bán doanh nghiệp cũng như cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần… trong thời gian tới?

-          Liệu có một dòng vốn mới từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, châu Âu đầu tư vào Việt Nam thông qua các hoạt động M&A trong thời gian tới?

-          Đâu là những hàng hóa chất lượng cho các nhà đầu tư quốc tế khi Việt Nam nới rộng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và mạnh dạn thoái vốn tại những ngành mới như cảng biển, cảng hàng không?

-          Làm thế nào để thu hút vốn, sử dụng tối ưu nguồn lực cho các thương vụ M&A mới?  

Những câu hỏi lớn trên đã được lãnh đạo các cơ quan chính phủ, các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế về M&A cùng các doanh nghiệp thảo luận, chia sẻ thông tin thông qua 3 phiên thảo luận chính: Đối thoại chính sách, Triển vọng các dòng vốn mới và Kinh nghiệm M&A.

Ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc điều hành Quỹ Jen Capital đã chia sẽ quan điểm và nhận định về việc thu hút dòng vốn ngoại vào lĩnh vực Bất động sản trong năm 2015 và dự báo trong các năm tới. Ông cho rằng, thị trường Bất động sản trong 2 năm nay đã có những hiệu khởi sắc, trong đó, các thương vụ M&A đã được thực hiện với số lượng và quy mô lớn. Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt đến từ thị trường Mỹ và Nhật Bản, đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thị trường BĐS Việt Nam. Đây thật sự là thị trường đầy tiềm năng và có nhiều khả năng thu hút dòng vốn từ 2 quốc gia này.


14.07.2015

Tăng giá BĐS: Sẽ tạo hiệu ứng không tốt cho thị trường

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/bat-dong-san/tang-gia-bds-se-tao-hieu-ung-khong-tot-cho-thi-truong.html

(Xây dựng) - Đó khẳng định của ông Nguyễn Vĩnh Trân - Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư JenCapital. Ông Trân cho biết, việc tăng giá tại các dự án vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng phản ánh và xuất phát từ nhu cầu mua nhà để ở của khách hàng, nhưng chúng tôi vẫn không đánh giá cao việc tăng giá này. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến người mua, gây ra tâm lý không tốt cho thị trường. Quan trọng hơn, về dài hạn, việc tăng giá sẽ tạo ra sự thiếu ổn định và bền vững cho thị trường.

Hiện nay nhiều dự án đã được tăng giá.

Hiện nay nhiều dự án đã được tăng giá.


Hàng loạt các dự án tăng giá

Theo báo cáo của các Cty nghiên cứu thị trường BĐS, từ cuối quý IV/2014 đến nay, hàng loạt các dự án đã được các chủ đầu tư nâng giá bán. Chẳng hạn cách đây 3 - 4 tháng, tại khu Đông, khi hàng loạt hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện như: Hệ thống Metro, đường vành đai, nâng cấp xa lộ Hà Nội, nâng cấp đường Trần Não… Dựa vào đó, các dự án đã tăng giá bán từ 3 - 5% và đến nay, giá lại tiếp tục được “đẩy lên”. Cụ thể, ở vài dự án có mức tăng khá cao như: Lexington - Q.2, Masteri Thảo Điền, Vista Verde… Còn lại những dự án khác đã được bàn giao nhà 1 - 2 năm nay cũng có những thay đổi về giá. “Hiện nay nhiều chủ đầu tư chưa thực sự xác định được đối tượng người mình đang bán là ai, chính vì lẽ đó mà mới có câu chuyện tăng giá. Tuy nhiên cũng có nhiều chủ đầu tư họ hướng vào thị trường là các nhà đầu cơ, vậy là cái lợi cuối cùng không phải là lợi cho thị trường mà là lợi của các nhà đầu cơ và đầu tư ngắn hạn. Như vậy tính nhân văn ở đây bị hạn chế rất nhiều và những thông tin này ảnh hưởng tới tâm lý của những người muốn sở hữu nhà thật”, một chuyên gia BĐS thẳng thắn cho biết.

Bên cạnh việc tăng giá các dự án thì còn có thông tin các dự án luôn được công bố là: “Ngay ngày mở bán đầu tiên đã giao dịch được 90% số căn hộ chào bán”, hoặc lập lờ “trên 80% đã được đặt chỗ”, thậm chí có dự án còn công bố “100% căn hộ chào bán đã được mua hết trong ngày đầu tiên”… Qua những thông tin này, ông Ngô Quang Phúc - Phó tổng giám đốc HimLam Land xoáy thẳng vào vấn đề: “Chúng ta phải nhìn nhận với nhau là một giao dịch thành công khi hợp đồng được ký kết và tiền đặt cọc cũng như phần trả trước được chuyển vào tài khoản của bên bán, còn những thông tin là đã nhận đặt chỗ thì chắc chắn là chưa có giao dịch, mà khi đó người mua có thể huỷ đặt chỗ”. Tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi càng ngạc nhiên hơn khi nhiều dự án công bố đã bán hết 100% trong ngày mở đầu tiên nhưng khoảng chục ngày sau thì liên tục nhận được tin nhắn chào mời bán từ chính những block vừa công bố bán hết trước đó.

Sẽ ảnh hưởng đến tâm lý toàn thị trường

Nhìn nhận tăng giá là một thực tế hiển nhiên của thị trường, ông Ngô Quang Phúc lại nhìn nhận một cách khác: “Tôi thấy thực ra hiện tượng tăng giá thì chúng ta cũng không nên nhìn theo hướng tiêu cực, tăng giá là hợp lý, vì có thể hồi xưa công tác định giá của họ đúng ra là 20 triệu đ/m2 mới đúng kỳ vọng giá bán hợp lý, nhưng khi thị trường khó khăn người ta chỉ bán với giá hơn 10 triệu để người ta cầm cự, và khi thị trường tốt lên, chủ đầu tư sẽ bán với giá 21, 22 triệu để rồi chia đều ra thì vẫn là 20 triệu. Kinh doanh thì thực ra cũng có từng thời điểm, nếu thị trường tốt thì tăng giá và thị trường xấu thì hạ giá xuống và chia đều trung bình quân sẽ hợp lý. Vậy nên các chủ đầu tư đưa ra hàng hóa theo từng thời điểm và giờ khi họ không chịu đựng nổi nữa đành phải tăng giá lên một chút để họ bù lại, đó là việc bình thường”.

Nhưng sau đó ông Phúc lại thẳng thắn thừa nhận: “Vẫn có những quan điểm khác, như khi thị trường tốt quá, người mua nhiều quá thì mình phải tăng giá ngay để gỡ gạc lại thì câu chuyện đó chuyển hướng qua sự lạm dụng và niềm tin người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Thực ra thị trường mới chỉ manh nha và chúng ta mới chỉ hồi phục lại một cách chưa ổn định. Thực chất ổn định mới tốt chứ không thể chưa ổn định đã tăng giá, đừng để thị trường hôm qua 20 triệu mà nay tăng 25 triệu thì không thể chấp nhận được. Việc tăng giá cần lộ trình và cái lộ trình đó nó phải hợp lý”.

Theo quan điểm của ông Nguyễn Vĩnh Trân thì cũng rất cẩn trọng khi đánh giá việc tăng giá tại các dự án và ông thấy rằng có 2 trường hợp tăng giá. “Trong khi đó, việc tăng giá bán trong giai đoạn xây dựng, sau khi đã loại trừ yếu tố lạm phát, lại xuất phát từ phía chủ đầu tư. Việc tăng giá này đã tạo sự khan hiếm và thúc đẩy nhu cầu đầu tư tăng lên”, ông Trân chia sẻ. Nhưng theo ông Trân dù thế nào đi nữa thì việc tăng giá cũng không tốt trong thời điểm này, khi mà niềm tin vào thị trường đã từng đổ vỡ và hiện nó rất mong manh. Nhưng bên cạnh đó, vị đại diện của CBRE vẫn khẳng định chắc chắn và trấn an: “Hầu hết các dự án có mức giá tăng là những dự án tọa lạc tại vị trí tốt, chất lượng tốt, chủ đầu tư có uy tín. Những dự án này có sức hấp thụ rất tốt nên đương nhiên theo quy luật cung cầu mức giá sẽ tăng theo sự gia tăng của sức cầu. Chúng tôi nhận định việc gia tăng giá như hiện nay chưa phải là quá nóng để phải lo ngại, tuy nhiên từ nay đến cuối năm chúng tôi sẽ theo dõi sát sao diễn biến của giá bán để đưa ra cảnh báo nếu thấy cần thiết”.


14.07.2015

Vốn ngoại chuẩn bị "ồ ạt" đổ vào BĐS

http://cafef.vn/bat-dong-san/von-ngoai-chuan-bi-o-at-do-vao-bds-20150713214537695.chn

Nhiều dự báo cho thấy thị trường BĐS Việt Nam chuẩn bị đón một chu kỳ hưởng lợi từ việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài sẽ làm “nóng” thị trường bằng M&A.

Tóm tắt

- Đây thực sự là một bước đột phá và được kỳ vọng mang lại nhiều hiệu ứng tích cực và sâu rộng, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát của thị trường chứng khoán Việt Nam, hướng đến nâng hạng Việt Nam từ một thị trường cận biên thành thị trường mới nổi theo tiêu chí của MSCI. Qua đó, thị trường BĐS Việt Nam cũng sẽ đón những dòng vốn từ nhiều tập đoàn tài chính toàn cầu.

- Chúng ta đừng quá lo ngại việc các doanh nghiệp BĐS trong nước sẽ bị thâu tóm một khi thị trường “tràn ngập” dòng vốn ngoại của những nhà đầu tư lớn. 

Chúng tôi vừa có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc điều hành Quỹ Jen Capital xung quanh cơ hội mở và những thách thức từ việc nới room này.

PV: Việc nới room này còn tạo cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư ngoại “rót” vốn vào thị trường BĐS trong giai đoạn tới. Với cá nhân, ông bình luận như thế nào về xu hướng này?

Ông Nguyễn Vĩnh Trân: Đây thực sự là một bước đột phá và được kỳ vọng mang lại nhiều hiệu ứng tích cực và sâu rộng, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát của thị trường chứng khoán Việt Nam, hướng đến nâng hạng Việt Nam từ một thị trường cận biên thành thị trường mới nổi theo tiêu chí của MSCI. Qua đó, thị trường BĐS Việt Nam cũng sẽ đón những dòng vốn từ nhiều tập đoàn tài chính toàn cầu.

Có hai điều tác động tích cực mà tôi nhận thấy rất rõ. Đó là, thứ nhất nếu bỏ mức giới hạn này đi thì tính cạnh tranh giữa các công ty BĐS trong và ngoài nước trở nên chuyên nghiệp hơn, chuyển giao thị trường tốt hơn. Thứ hai, Việt Nam sẽ thu hút được một lượng lớn vốn nước ngoài để đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng bởi vì nguồn ngân sách không bao giờ đủ để đầu tư cho việc này. Quá trình phát triển thị trường BĐS đã cho thấy, nơi đâu có hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông, phát triển thì nơi đấy có những "điểm nóng” của BĐS tăng trưởng.

Theo tôi, đây là một cơ hội mở rất lớn cho các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới tham gia vào những chương trình phát triển nhà ở, hạ tầng, đô thị tại Việt Nam đang còn dang dở. Ngoài ra, việc nới room này chắc chắn sẽ làm cho giá đất tại các đô thị lớn được giao dịch ở mức phù hợp hơn, giá nhà sẽ rẻ hơn trong tương lai.

PV: Ông có cho rằng, các doanh nghiệp BĐS nội địa sẽ mất lợi thế cạnh tranh và thua ngay trên sân nhà khi cán cân vốn ngoại trên thị trường thay đổi?

Ông Nguyễn Vĩnh Trân: Ban đầu, thị trường sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh khá khốc liệt, nhất là đối với những công ty vừa và nhỏ sẽ dễ bị thâu tóm.

Chúng ta đừng quá lo ngại việc các doanh nghiệp BĐS trong nước sẽ bị thâu tóm một khi thị trường “tràn ngập” dòng vốn ngoại của những nhà đầu tư lớn. Chính phủ xóa bỏ giới hạn sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán là nhằm đưa thị trường nói chung phát triển mang cỡ tầm quốc tế.

Chúng ta đừng nghĩ theo kiểu tiêu cực, tức là lấy 5% từ những người nghi ngại để “áp” cho 95% số còn lại mà làm hạn chế quá trình phát triển kinh tế. Quy định này bắt các doanh nghiệp của chúng ta phải suy nghĩ một cách tích cực, dám từ bỏ những lợi ích cục bộ để hợp tác phát triển với phương châm đặt lợi ích của người tiêu dùng lên trên hết. Còn nếu các doanh nghiệp tiếp tục coi trọng lợi ích của mình, thì chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến một thị trường BĐS phát triển khá ì ạch như 10 năm trở lại đây.

PV: Quỹ Jen Capital hoạt động với mục tiêu đưa các nguồn vốn nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam, vậy ông chuẩn bị cho cơ hội này như thế nào?

Ông Nguyễn Vĩnh Trân: Chúng tôi đang ráo riết đi “săn” dự án BĐS để đầu tư với một tầm nhìn dài hơi. Dự kiến, đến cuối năm nay Jen Capital sẽ ký kết mua lại 1 đến 2 dự án lớn tại Tp.HCM để phát triển. Việc nới room này cũng sẽ tạo điều kiện khá thuận lợi cho quỹ, bởi vì Jen Capital có thể mua lại 100% dự án, đưa thêm vốn ngoại vào Việt Nam từ nhiều đối tác hiện hữu tại nhiều nước. Quỹ Jen chỉ tập trung vào mỗi phân khúc nhà ở tại Tp.HCM chứ không đầu tư dàn trải. Bởi vì đây mới là nhu cầu thật của thị trường.

Có nhiều ý kiến cho rằng chiến lược đầu tư của chúng tôi khá bảo thủ hay hạn chế, tuy nhiên đó lại là một chiến lược đúng đắn trong bối cảnh phát triển của thị trường BĐS Việt Nam. Chúng tôi không phải đầu tư vì cơ hội trong một vài thời điểm, đi từng bước thận trọng với một tầm nhìn lâu dài.

PV: Vậy theo ông đâu là những điểm yếu lớn đang tồn tại trên thị trường BĐS?

Ông Nguyễn Vĩnh Trân: Vẫn chưa có một sân chơi bằng phẳng tại Việt Nam. Dòng tiền nước ngoài vào thị trường có tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc chúng ta đến khi nào bỏ hẳn sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

Chẳng hạn, Luật nhà ở vừa có hiệu lực thi hành đã cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam, nhưng vẫn còn giới hạn số lượng nhà được mua, cách thức bán hàng cho họ cũng không giống với người trong nước. Người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay khá lớn, và đây sẽ là một nguồn ngoại tệ “khủng” có khả năng “chảy” mạnh vào thị trường BĐS trong thời gian tới. Tuy nhiên, còn quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà mà mỗi một Việt kiều phải làm để sở hữu được nhà tại Việt Nam.

Song song với đó, thị trường BĐS Việt Nam đang cần một sự minh bạch từ mọi doanh nghiệp trong nước, từ phương thức bán hàng, chiến lược liên kết, đến hoạt động tài chính… Chúng ta phải tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, ngay cả trong những tình huống xấu nhất thì lợi ích của họ vẫn được bảo đảm.

Đăng Khải

Theo Trí thức trẻ


26.05.2015

Kinh nghiệm, tiềm lực tài chính quyết định sự thành công

http://www.ktdt.vn/bat-dong-san/thi-truong/2015/05/8102C5A9/kinh-nghiem-tiem-luc-tai-chinh-quyet-dinh-su-thanh-cong/

KTĐT - Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị về thị trường BĐS, ông Nguyễn Vĩnh Trân - Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư BĐS Jen Capital tại Việt Nam cho biết, thị trường BĐS Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu hồi phục khá tốt kể từ quý IV/2014 đến nay, với việc rất nhiều công ty BĐS thay nhau "bung hàng", cùng với đó, tỷ lệ hấp thụ trên thị trường cũng rất đáng khích lệ. Dự báo, thời gian tới, các DN sẽ bước vào một cuộc đua mới với sự cạnh tranh gay gắt hơn, nhưng chỉ những DN có khả năng về tài chính, kinh nghiệm, nhanh nhạy nắm bắt thị trường sẽ thành công.

Sản phẩm vừa túi tiền vẫn giữ vai trò chủ đạo
Thị trường BĐS đang có những tín hiệu hồi phục tích cực ở hầu hết các phân khúc. Ông đánh giá thế nào về xu hướng thị trường trong khoảng từ 3 - 5 năm tới?
- Thị trường BĐS trong quý IV/2014 và quý I/2015 cho thấy có những tín hiệu khả quan. Theo khảo sát của chúng tôi, lượng sản phẩm các chủ đầu tư đưa ra khá nhiều, cao nhất trong 4 năm trở lại đây và tỷ lệ hấp thụ rất tốt, đặc biệt là phân khúc chung cư có giá vừa túi tiền và trung bình khá. Tỷ lệ người mua đầu tư đã xuất hiện trở lại vào quý IV/2014 và khá rõ nét trong quý I/2015, tập trung ở phân khúc hạng trung của một vài dự án điển hình. Từ đó thấy rằng, phân khúc nhà ở có giá vừa túi tiền luôn là sản phẩm phù hợp cho người có nhu cầu thật sự và thị trường còn rất nhiều tiềm năng.

Khách hàng tham quan mô hình Dự án Sky Center của chủ đầu tư Hưng Thịnh.

Khách hàng tham quan mô hình Dự án Sky Center của chủ đầu tư Hưng Thịnh.

Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, chúng ta chỉ mới tập trung phát triển sản phẩm giá cả phải chăng cho đối tượng có thu nhập trung bình, trong khi đó, nhóm đối tượng có mức thu nhập khá và cao vẫn chưa có sản phẩm phù hợp. Phù hợp ở đây là phù hợp với mức thu nhập và vị trí của dự án. Vì vậy, theo tôi, đây thật sự là thị trường rất tiềm năng cho Việt Nam trong vài năm tới.
Vậy, chiến lược phát triển của Jen Capital trong 5 năm tới sẽ như thế nào?
- Trong 3 - 5 năm tới chúng tôi sẽ tập trung vào nhà ở thương mại tại khu vực TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi đưa ra các dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế để ở cho mọi đối tượng khác nhau.
Bao giờ người tiêu dùng Việt Nam có thể hy vọng một sản phẩm cụ thể của Jen Capital sẽ được tung ra thị trường?
- Như đã nói ở trên, chúng tôi muốn hướng đến các nhóm đối tượng có mức thu nhập khác nhau từ nhóm trung bình đến thu nhập cao. Tùy từng nhóm khách hàng,  sẽ có dòng sản phẩm riêng biệt. Jen Capital muốn hướng đến phát triển các dòng sản phẩm giá cả phải chăng cho các phân khúc khác nhau.  Hiện nay, chúng tôi đang tìm kiếm các quỹ đất phù hợp với chiến lược và tiêu chí của mình. Jen Capital đang tích cực đàm phán với các đối tác và hy vọng rằng dòng sản phẩm đầu tiên sẽ có mặt trên thị trường vào đầu quý II/2016.
Không kỳ vọng Luật tác động ngay đến thị trường
Theo quan điểm của ông, khó khăn lớn nhất đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư nước ngoài đối với thị trường BĐS Việt Nam hiện nay là gì?
- Thị trường BĐS trong những năm gần đây cho thấy có sự cạnh tranh rất mạnh và công bằng giữa các DN có vốn nước ngoài, các Quỹ đầu tư và các DN trong nước. Đặc biệt, một số DN trong nước cho thấy tiềm năng rất mạnh và đang phát triển rất bài bản. Những DN nào có khả năng về tài chính, kinh nghiệm phát triển, nhanh nhạy nắm bắt thị trường sẽ thành công.
Về phía các DN có vốn đầu tư, các quỹ đầu tư, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cơ hội đầu tư tốt cho mình. Tuy nhiên, xét về yếu tố đầu tư, chúng tôi luôn bị ràng buộc bởi 2 yếu tố chính: Tỷ suất hoàn vốn và hiệu quả đầu tư. Mà một trong những yếu tố chính tác động trực tiếp là thời gian. Việc kéo dài thời gian do các thủ tục từ pháp lý về đất, pháp lý DN… làm cho hiệu quả đầu tư không được như kỳ vọng. Trong cuộc khảo sát của chúng tôi, nếu tiết kiệm được thời gian thực hiện các thủ tục pháp lý đất, DN, chúng ta có thể tiết kiệm được gần 10% trên chi phí phát triển dự án. Điều đó cho thấy, nếu các thủ tục pháp lý được tiến hành và triển khai nhanh hơn, nhà đầu tư và người dân sẽ được hưởng lợi rất nhiều.
Từ 1/7 tới, Luật Kinh doanh BĐS chính thức có hiệu lực. Theo đánh giá của ông, Luật này sẽ có tác động đến thị trường như thế nào về nhu cầu, về giá cả và khả năng thanh khoản của thị trường…?
- Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực sẽ tác động tích cực đến thị trường, đặc biệt trong đó Luật cho phép người nước ngoài được mua và sở hữu nhà sẽ tác động rất tốt, vì một lượng khá lớn Việt kiều và người nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không kỳ vọng Luật này tác động ngay đến thị trường mà sẽ mất ít nhất 6 tháng đến một năm sau tác động sẽ rõ nét.
Hiện nay, Luật Kinh doanh BĐS mặc dù đã có, nhưng các hướng dẫn chi tiết vẫn còn khá hạn chế. Điển hình như việc cho người nước ngoài mua nhà, theo tôi sẽ có rất nhiều khó khăn về các thủ tục, quy trình. Tôi có khảo sát và thấy rằng, một số cơ quan chức năng vẫn chưa được hướng dẫn rõ ràng về các thủ tục và quy trình cho người nước ngoài mua nhà. Có những yêu cầu không hợp lý như yêu cầu Việt kiều có hộ khẩu và CMND mới có thể tiến hành các thủ tục hợp đồng mua bán và công chứng, trong khi đó, hộ chiếu không thể thay thế… Điều này mâu thuẫn ở chỗ chúng tôi là Việt kiều về đây làm việc, và chưa có nhà thì làm sao có hộ khẩu và CMND?
Tôi hy vọng rằng, để Luật Kinh doanh BĐS sớm có tác động, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành các hướng dẫn chi tiết để các cơ quan thực thi và người dân có nhu cầu dễ dàng tiếp cận. Khi đó, chúng ta mới hy vọng Luật tác động tốt đến thị trường.
Xin cảm ơn ông!


19.05.2015

Nhà giá rẻ Sài Gòn vẫn hấp dẫn trong 5 năm tới

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/bat-dong-san/nha-gia-re-sai-gon-van-hap-dan-trong-5-nam-toi-3220548.html

TP HCM có 61% dân số dưới 40 tuổi, mỗi năm có 50.000 cặp vợ chồng kết hôn và cần nơi an cư lập nghiệp, song nguồn cung nhà ở vừa túi tiền đáp ứng cho nhóm khách hàng này vẫn còn thiếu.

Giám đốc điều hành Công ty Quản lý quỹ Jen Capital Nguyễn Vĩnh Trân nhận xét phân khúc nhà vừa túi tiền là điểm sáng trong nửa thập kỷ tới. Ông đưa ra hàng loạt cơ sở để đặt cược vào phân khúc này.

Thứ nhất: TP HCM là đô thị có tốc độ tăng trưởng GDP khá nhanh so với cả nước. GDP đầu người của TP HCM từ năm 2012 dưới 2.000 USD, năm 2013 đạt khoảng 3.000 USD và đã tăng tốc lên 5.100 USD vào năm 2014. Chỉ trong vòng 3 năm GDP đầu người của TP HCM đã tăng hơn gấp đôi. Tăng trưởng GDP của TP HCM trong vòng 5 năm năm tới được dự báo đầy triển vọng, ước tính khoảng 8.800 USD, là nền tảng thúc đẩy nhu cầu sở hữu nhà (đặc biệt là căn nhà đầu tiên, thuộc phân khúc vừa túi tiền).

Thứ hai: Theo World Bank, mức chi trả hàng tháng cho việc mua nhà của một hộ bằng 30-35% tổng thu nhập của cả gia đình. Khả năng chi trả thể hiện qua cách tính thu nhập bình quân đầu người so với giá căn hộ còn gọi là chỉ số MMI - Median Multiple Index của TP HCM đang có xuất phát điểm ở ngưỡng 3,4. Đây là vùng khả năng chi trả phù hợp với phân khúc nhà ở giá vừa túi tiền và trung bình. So với các đô thị phát triển trong khu vực châu Á, chỉ số MMI của TP HCM có xuất phát điểm khá thấp (xếp dưới Singapore, Seoul, Shanghai, Tokyo, Hong Kong). Điều này cho thấy khả năng chi trả thực tế của người dân TP HCM đáp ứng phần lớn phân khúc nhà ở giá rẻ.

Thứ ba: TP HCM có 61% dân số dưới 40 tuổi (theo World Bank) song nguồn cung nhà ở đáp ứng nhóm khách hàng này vẫn còn thiếu. Dân số 10 triệu người, trong đó có khoảng 2 triệu lao động nhập cư cùng với 50.000 cặp vợ chồng kết hôn hàng năm đều trong độ tuổi cần mua căn nhà đầu tiên chính là lợi thế cực lớn để phát triển phân khúc bất động sản giá trung bình.

Nhà giá vừa túi tiền được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định trong 5-10 năm tới do đáp ứng được nhu cầu và khả năng chi trả của đại đa số người dân TP HCM. Ảnh: Vũ Lê

Nhà giá vừa túi tiền được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định trong 5-10 năm tới do đáp ứng được nhu cầu và khả năng chi trả của đại đa số người dân TP HCM. Ảnh: Vũ Lê

Thứ tư: Giá căn hộ bình dân tại TP HCM giữ mức ổn định trong suốt thời gian thị trường bất động sản khủng hoảng đến khi các dấu hiệu hồi phục dần xuất hiện (năm 2008-2014). Cùng giai đoạn này, khả năng hấp thụ chung cư giá rẻ luôn duy trì ở mức cao. Trong vài năm tới căn hộ vừa túi tiền được dự báo vẫn sẽ là nhóm hàng hóa ít biến động giá so với các phân khúc chung cư còn lại (trung - cao cấp và hạng sang).

Thứ năm: Diện tích căn hộ tại TP HCM đang có xu hướng điều chỉnh nhỏ gọn hơn, đưa tổng giá trị căn nhà về ngưỡng dễ chi trả hơn. Nếu trước năm 2010 diện tích nhà ở phổ biến là 65-300 m2 thì hiện nay diện tích căn hộ trung bình ở mức 48-150 m2. Diện tích nhỏ hơn nhưng thiết kế được đầu tư chăm chút kỹ lưỡng hơn, tạo không gian sống hợp lý, năng động và linh hoạt hơn càng giúp căn hộ giá vừa túi tiền dễ tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng.

Thứ sáu: Cơ cấu chi phí cho căn hộ thuộc phân khúc trung bình hiện nay khá ổn định. Chi phí đất 17%, phí xây dựng 66% (bao gồm hạng mục ngoài công trình) và phí tư vấn 17% (thiết kế, quản lý dự án...). Mức lợi nhuận của phân khúc này dao động khoảng 10% và có thể tăng lên nếu như chủ đầu tư chuyên phát triển một dòng sản phẩm nhờ tiết kiệm các chi phí tư vấn và tận dụng quy trình xây dựng khép kín.

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Nam Long, Nguyễn Xuân Quang thậm chí còn đánh giá cơ hội của thị trường nhà vừa túi tiền tại TP HCM còn rất lớn trong 10 năm tới.

Theo ông Quang, nếu xét về bài toán nhà ở đô thị, ước tính mỗi năm TP HCM có nhu cầu khoảng 70.000-100.000 căn hộ. Năm 2014 tuy nguồn cung đã tăng lên đáng kể, nhưng chỉ có 14.000 căn tung ra thị trường ở đủ mọi phân khúc. Nếu ngay cả năm 2015 lượng sản phẩm tung ra tăng đột biến cũng chỉ là bức tranh các doanh nghiệp đang chạy đua đáp ứng nguồn cầu tiềm năng trong tương lai.

Chuyên gia này cho rằng tùy từng phân khúc mà nguồn cung - cầu cũng khác nhau. Tuy nhiên, thị trường nhà ở vừa túi tiền sẽ ít có biến động (bền vững hơn) và đầy cơ hội so với các phân khúc cao cấp và hạng sang vì đáp ứng được ngưỡng chi trả của đại đa số người dân đô thị.

Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Hưng Thịnh, Nguyễn Đình Trung tin tưởng phân khúc nhà vừa túi tiền cho giới trẻ (8-9x) sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới.

Nhóm khách hàng tiềm năng của dòng sản phẩm này là những người ở độ tuổi 26-35. Có 2 phân kỳ, giai đoạn 26-30 tuổi: các bạn trẻ mới ra trường đi làm được vài năm. Giai đoạn 30-35 tuổi là thời kỳ họ đã ổn định được sự nghiệp. Đây là giai đoạn người trẻ tuổi có nhu cầu mua nhà lớn tại các đô thị phát triển và thực tế đã chứng minh nguồn cung phân khúc này có tỷ lệ hấp thụ rất cao, đạt 90%.


12.05.2015

HỘI THẢO BẤT ĐỘNG SẢN "CƠ HỘI ĐẦU TƯ NỮA THẬP KỶ TỚI"

Hội nghị Bất động sản 2015 với chủ đề “Cơ hội đầu tư nửa thập kỷ tới” được tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào lúc 7:30 – 12:00, thứ Ba, ngày 12.5.2015 tại White Palace, 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút hơn 500 khách tham dự là CEO, lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành Bất Động Sản và các ngành có liên quan như tài chính, chứng khoán, tiêu dùng.

Với niềm tin mãnh liệt của cộng đồng doanh nhân về tương lai tươi sáng của nền kinh tế trong năm 2015, các thị trường tài chính, chứng khoán, tiêu dùng và bất động sản đang trên đà khởi sắc. Năm 2015 chính là bản lề quan trọng cho sự phát triển kinh tế nửa thập kỷ tới.

Nhằm đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi: Chính sách kinh tế tác động như thế nào đến thị trường đất đai và hạ tầng? Ngân hàng sẽ tham gia vào cuộc chơi xây dựng đô thị ra sao? Các ông chủ bất động sản đang làm gì để vực dậy thị trường này, cũng như các thị trường tài chính, tiêu dùng liên quan? Sự phát triển bất động sản nửa thập kỷ tới gắn với phát triển kinh tế tổng thể như thế nào? Hội nghị Bất động sản 2015 với chủ đề “Cơ hội đầu tư nửa thập kỷ tới” được tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào lúc 7:30 – 12:00, thứ Ba, ngày 12.5.2015 tại White Palace, 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

Hội nghị đã mang lại những thông tin có giá trị, phục vụ cho nhu cầu đầu tư và tham chiếu đến các hoạt động kinh doanh khác nhau của tất cả nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam với các chủ đề nổi bật và sự tham gia của các diễn giả là chuyên gia kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành.

Chủ đề 1: Tác động kinh tế vĩ mô đến thị trường động sản trong tương lai gần

Diễn giả: Tiến sĩ Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cao cấp

Chủ đề 2: Cuộc bắt tay của ngân hàng và doanh nghiệp BĐS

Diễn giả: Ông Winfield Wong, Giám đốc Khối Dịch vụ ngân hàng toàn cầu, Ngân hàng HSBC VN

Chủ đề 3: Toàn cảnh BĐS trong 3 thị trường lớn

Diễn giả: Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam

Chủ đề 4: Cơ hội đầu tư BĐS hướng biển nhìn từ Việt Nam và châu Á

Diễn giả: Ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư Vietnam Capital Partners

Chủ đề 5: Tầm nhìn về chiến lược BĐS trung cao cấp dành cho ngƣời trẻ đô thị

Diễn giả: Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Địa ốc Hưng Thịnh

Chủ đề 6: Nhà ở vừa túi tiền-Bài học từ các quốc gia trong khu vực và các case study

Diễn giả: Ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc Điều hành Công ty Quản lý Quỹ Jen Capital

Với chủ đề “Nhà ở vừa túi tiền, bài học từ các quốc gia trong khu vực và các case study”, Ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc điều hành Quỹ Jen Capital đã trình bày so sánh thị trường BĐS giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, từ đó phân tích tiềm năng về nhà ở cho số đông người tiêu dùng. Đặc biệt, bài phát biểu của Ông Trân cũng phân tích chi tiết các vấn đề chính mà thị trường BĐS các nước thường gặp phải và hướng giải quyết để thị trường phát triển bền vững. Các bài học này cũng được Ông Trân chỉ rõ có thể áp dụng cho thị trường Việt Nam. Các vấn đề đó là: tình hình kinh tế vĩ mô, vi mô, thị trường BĐS; các chính sách, luật định để thúc đẩy thị trường BĐS & chính sách hổ trợ của Chính Phủ; phát triển và quản lý quỹ đất; quản lý thiết kế và xây dựng; quản lý chi phí, và các chương trình hổ trợ tài chính.

Ông Trân cũng đưa ra các kinh nghiệm thực tiễn đã được triển khai tại các nước, như sự hổ trợ của Ngân hàng nhà ở tại Ấn Độ (NHB) trong vai trò thúc đẩy phát triển bền vững nhà ở, bài học về quản lý quỹ đất và phát triển hạ tầng tại Singapore, bài học về các chương trình hổ trợ tài chính cho khách hàng cá nhân tại Philippines, Malaysia, và Việt Nam, bài học về quản lý chi phí tại Việt Nam. Từ đó, Ông rút ra các bài học áp dụng cho thị trường BĐS Việt Nam nhằm thúc đẩy thị trường phát triển bền vững.

 Bài phát biểu của Ông Trân được các đại biểu đánh giá rất cao.

“Our colleagues and I uninamously agree that your presentation this morning is excellent both in content and form.

We have really enjoyed the insightful information given in it.

Thank you for your sharing.”

 Minh-Quang LE NGUYEN, Bachy Soletanche Vietnam

Báo cáo của anh Nguyễn Vĩnh Trân, TGĐ Jen Capital quá hay, nhiều thông tin rất bổ ích

Ông Trần Hữu Uỷ, Phó Tổng Giám Đốc của Sagen Việt Nam nhận xét.


12.05.2015

5 NĂM TỚI BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM VẪN LÀ KÊNH ĐẦU TƯ HẤP DẪN

http://cafef.vn/thi-truong/5-nam-toi-bat-dong-san-viet-nam-van-la-kenh-dau-tu-hap-dan-20150505124655245.chn

Tại Hội thảo Bất động sản 2015 – Cơ hội đầu tư nửa thập kỳ tới diễn ra tại TPHCM sáng nat, các chuyên gia cho rằng chính sách kinh tế vĩ mô, và riêng cho thị trường BĐS đang phát huy tác dụng sẽ đưa ngành này phát triển sang một giai đoạn mới.

Tóm tắt

- Lợi tức nhà cho thuê tại Việt Nam hiện nay nằm trong khoảng 5%, đây là mức khá hấp dẫn so với tiền gửi. Do vậy, người dân và nhà đầu tư vẫn chọn kênh đầu tư này là chính.

- Thị trường BĐS Việt Nam đang thu hút tốt lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài. Thời gian qua các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong (Trung Quốc), và ngày cả Hoa Kỳ đang tập trung vốn đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng.

-  Trong quý 3-2015 có thể nói là giai đoạn phát triển “cực thịnh” của thị trường BĐS Việt Nam, thời điểm khi mà các luật và quy định liên quan đến thị trường có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng tình trạng bong bong có khả năng quay trở lại vì nhiều lý do nào đó trên thị trường.

Kênh đầu tư màu mỡ

TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cao cấp, khẳng định rằng từ đầu năm 2015 đến nay đã có trên dưới 8 nghìn giao dịch nhà ở thành công ở nhiều phân khúc khác nhau. Trong đó, xu hướng mua nhà ở cho thuê đang ngày càng phát triển. Tồn kho BĐS đã được giải quyết tốt, số còn lại thuộc về những vị trí không thể thương mại được.

“Có thể nói thị trường BĐS Việt Nam đang bước vào thời kỳ phục hồi tốt. Đó là nhờ vào các yếu tố như: nền kinh tế vĩ mô phục hồi, hệ thống hạ tầng giao thông đang được đầu tư phát triển mạnh. Đặc biệt, nhu cầu mua nhà ở thật của người dân trong nước đang tăng mạnh”, ông Thành nhấn mạnh.

Theo đó, trong giai đoạn tới, BĐS sẽ là kênh đầu tư khá hấp dẫn, thu hút một lượng lớn ngoại tệ. Lý giải về xu hướng thị trường này, ông Thành cho rằng hiện tại về đồng USD lên giá thất thường, tác động khá mạnh đến nhiều lĩnh vực kinh tế. Thứ hai, giá vàng cũng khá bấp bênh nên tạo tâm lý không ổn định của giới đầu tư. Tiếp theo, tiền gửi ngân hàng hiện lãi suất huy động cũng khá thấp, không tạo được sự hứng khởi cho người dân gửi tiền. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian quan nhận được nhiều nhân tố hỗ trợ, nhưng nhìn chung vẫn còn bất định khá cao.

Ông Thành cho biết: “Lợi tức nhà cho thuê tại Việt Nam hiện nay nằm trong khoảng 5%, đây là mức khá hấp dẫn so với tiền gửi. Do vậy, người dân và nhà đầu tư vẫn chọn kênh đầu tư này là chính”.

Còn theo nhận định từ ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Công ty TNHH CBRE Việt Nam, nhìn chung 4 tháng đầu năm 2015 ghi nhận lượng căn hộ chào bán tăng gấp ba lần tại TP.HCM so với cùng kỳ năm trước, khoảng hơn 5.500 căn. Đây là một tín hiệu khá tích cực cho thấy sự phục hồi của thị trường do mùa Tết thường là thời điểm thị trường trầm lắng.

Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT công ty CP Địa ốc Nam Long thì cho rằng: “Bất chấp sự đóng băng của ngành BĐS, số lượng căn hộ tiêu thụ năm sau tăng gấp đôi năm trước trong 3 năm trở lại đây càng chứng minh rằng nhà ở “vừa túi tiền” thực sự là sản phẩm sẽ “xuyên thủng” thị trường”.

Nói về làn sóng vốn FDI vào thị trường BĐS trong thời gian tới, ông Winfield K Wong, Giám đốc Khối Dịch vụ ngân hàng toàn cầu, Ngân hàng HSBC Việt Nam, nhận định rằng thị trường BĐS Việt Nam đang thu hút tốt lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài. Thời gian qua các nhà đâu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong (Trung Quốc), và ngày cả Hoa Kỳ đang tập trung vốn đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng. Còn những nhà đầu tư của Singapore và một số nước ASEAN khác thì đang tập trung đến lĩnh vực BĐS trong nước.

“Bong bong” có thể quay lại?

Theo nhận định từ ông Nguyễn Vĩnh Trân, Chủ tịch Quỹ đầu tư Jen Capital, thị trường BĐS đang có sự phục hồi khá tốt trong các quý vừa qua. Hàng loạt công ty BĐS rầm rộ bung hàng và tỷ lệ hấp thụ trên thị trường thật đánh khích lệ. Trong quý 3-2015 có thể nói là giai đoạn phát triển “cực thịnh” của thị trường BĐS Việt Nam, thời điểm khi mà các luật và quy định liên quan đến thị trường có hiệu lực thi hành.

“Tuy nhiên, chúng ta phải hết sức đề phòng tình trạng bong bong có khả năng quay trở lại vì nhiều lý do nào đó trên thị trường. Nếu tình trạng đầu cơ có thật và nhà đầu tư tiếp tục đẩy giá bán nhà thì những người có nhu cầu mua nhà thật sự sẽ quay lưng, khi đó thị trường sẽ lắng đọng ngay. Chúng ta hãy cùng đợi cho đến cuối năm nay, khi đó mới biết được thị trường có phát triển bền vững hay không hay chỉ là sân chơi của giới đầu cơ”, ông Trân nói.

Theo ông Trân, các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến thị trường BĐS Việt Nam với một lộ trình dài hạn chứ không có một mốc thời gian cụ thể. Trong đó, họ đang “săn tìm” những dự án được đầu tư tốt, khả năng sinh lời cao và không có dấu hiệu của đầu cơ. Thị trường Việt Nam thời gian qua đã có nhiều nhà đầu tư “nhảy vào” rồi đẩy giá lên để kiếm lời, sau đó rút lui. Nhưng, thị trường hiện nay đã khác, các nhà đầu tư nước ngoài muốn phát triển dài hơi hơn.

Về vấn đề đầu cơ, ông Võ Trí Thành cũng nhấn mạnh rằng thị trường BĐS Việt Nam đang có đầy đủ cơ hội để phát triển, người dân có nhiều điều kiện để mua nhà. Tuy nhiên, thị trường đang mang 2 yếu tố lớn có thể tạo ra “bong bong”. Đó là đầu cơ và đẩy giá bán.

Tuy nhiên, ông Thành cũng nhấn mạnh thị trường BĐS có sự liên hệ mật thiết với nền kinh tế vĩ mô. Hiện nay yếu tố kinh tế vĩ mô còn nhiều vấn đề, như lộ trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại, nợ xấu… cũng sẽ góp phần không nhỏ đẩy thị trường quay lại thời kỳ trầm lắng


12.05.2015

M&A ĐỊA ỐC ĐỔI THẾ CỜ

https://www.bsc.com.vn/News/2015/5/12/451058.aspx   

Nhà đầu tư trong nước đang thể hiện độ liều lĩnh hơn khi họ chấp nhận rủi ro và bắt đầu tham gia cuộc chơi M&A ngang tầm với đối thủ ngoại. Song những cảnh báo trong thế cờ mạo hiểm này không phải là thừa.

Điểm mặt cá mập nội


Chỉ trong vòng hơn 1 năm, số dự án bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã tăng vọt, với tổng mức đầu tư dự kiến cho các dự án sở hữu nhờ M&A là 6.000 tỷ đồng. Con số này đủ để FLC ghi tên mình vào danh sách ông lớn lĩnh vực M&A dự án bất động sản.

Trong khi đó, hàng loạt chủ đầu tư khác cũng công bố dự án mới. Điển hình là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sẽ tiếp nhận và tiếp tục đầu tư 16 dự án bất động sản tại Long An mà tỉnh này mới thu hồi trên địa bàn huyện Cần Giuộc (Long An). Trong đó, có 3 dự án đầu tư cụm công nghiệp, 7 khu dân cư thương mại dịch vụ và nhiều dự án nhà ở tái định cư, với tổng diện tích trên 1.500 ha.

Năm 2014, giới đầu tư chứng kiến những thương vụ M&A đình đám. Chẳng hạn, Tập đoàn Novaland đã mua 8 dự án, trong đó có 3 dự án căn hộ thương mại gồm Lexington Residence (quận 2), Icon 56 (quận 4) và Galaxy 9 (quận 4) tại TP.HCM, với tổng vốn đầu tư khoảng 3.700 tỷ đồng.

Đáng chú ý, các dự án được Novaland mua lại đều là những dự án đang được triển khai dở dang. Cụ thể, Galaxy 9 trước đó có tên là Dự án số 9 Nguyễn Khoái do Công ty Cao su Miền Nam (Casumina) làm chủ đầu tư. Icon 56 tiền thân là Dự án Khahomex - Savico Tower do Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn - Savico và Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Khánh Hội (Khahomex) làm chủ đầu tư. Còn Lexington tại quận 2, TP.HCM được Novaland mua lại từ Công ty TNHH Bất động sản Đại Hưng Phú.

Ngoài các dự án trên, Novaland cũng là một cái tên được nhắc tới khá nhiều trên thị trường khi liên tục công bố mua lại hàng loạt dự án từ các “ông lớn” trong làng bất động sản như Lucky Palace tọa lạc tại số 50 - Phan Văn Khỏe (quận 6, TP.HCM) của Hoàng Anh Gia Lai, Dự án Intresco Tower của Intresco hay Savico Plaza tại 104 - Phổ Quang (quận Phú Nhuận, TP.HCM)...

Ngoài ra, Công ty cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh cũng xác định, từ năm 2014 đến giữa năm 2015 là thời điểm vàng để thực hiện M&A các dự án có giá tốt. Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh được biết đến như nhà đầu tư bất động sản biết nắm bắt thời cơ. Khi các nhà đầu tư nước ngoài lặng sóng, ông đã tranh thủ vun vén nội lực để bứt phá trong vòng 2 năm tới. Tính riêng trong năm 2014, ông Thìn nhanh tay thu mua được gần chục dự án lớn nhỏ trong Nam, ngoài Bắc, mỗi dự án được mua với giá từ vài trăm tỷ đến hàng nghìn tỷ đồng, như Water Garden, Sunview Town, Green City…

Ngoại không cần dự án lớn

Thị trường bất động sản Việt Nam đang bắt đầu có dấu hiệu ấm trở lại, khi các nhà đầu tư công bố hàng loạt dự án mới và số lượng người mua nhà trong những tháng đầu năm 2015 tăng cao. Theo CBRE, trong quý I/2015, tại Hà Nội, số căn hộ được chào bán là 4.880 căn, gấp 1,8 lần so với quý 1/2014. Trong khi đó, tại TP.HCM, con số này là 5.150 căn hộ, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, 5.150 căn hộ được tung ra thị trường TP.HCM đến từ 17 dự án ở tất cả các phân khúc hạng sang, cao cấp, trung cấp và bình dân.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, những cuộc giao dịch trên thị trường bất động sản Việt Nam về bản chất vẫn mang tính chất đầu cơ nhiều hơn nhu cầu thật sự. Chủ đầu tư thì ồ ạt phát triển dự án, nhằm thâu tóm quỹ đất, vị trí đẹp. Và người dân không mua nhà để ở mà nhìn vào những dự án có vị trí tốt, giá tốt để sau đó có thể bán lại hoặc cho thuê.

Tình trạng trên khiến giới đầu tư nước ngoài, sau thời gian ồ ạt rót tiền vào thương vụ M&A đình đám, đã bớt liều hơn khi phát hiện ra quy trình vận động, cách phát triển thị trường ở Việt Nam không như họ nghĩ. Họ không vào khuấy động để đẩy giá đất lên nữa, mà nhìn vào tính khả thi thực sự. Các quỹ đầu tư vẫn nhìn thấy cơ hội tiềm năng trong trung và dài hạn. Ngoài những quỹ lớn rầm rộ, các quỹ nhỏ cũng âm thầm thực hiện hàng loạt danh mục đầu tư hiệu quả.

Điển hình, Quỹ Đầu tư Jen Capital - thuộc Chiaphua Limited (một trong những quỹ đầu tư tư nhân quản lý nhiều công ty ở Hồng Kông đã phát triển trên 200 dự án tại châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông) cũng đang tìm kiếm những dự án bất động sản tiềm năng trong trung và dài hạn ở Việt Nam.

“Chỉ có thận trọng và tầm nhìn dài hạn mới đem đến sự ổn định về dòng tiền cho các nhà đầu tư. Nếu thích đầu tư ngắn hạn, chúng tôi đã gom nhanh dự án, chờ có cơ hội bán đi. Nhưng như thế vô hình trung chúng tôi lại góp phần đẩy giá đất Việt Nam lên cao”, ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc điều hành Jen Capital cho biết.

Mặc dù có thâm niên hoạt động ở thị trường Việt Nam, nhưng Jen Capital lại có cách đi rất thận trọng và khiêm tốn về số vốn rót vào các dự án. Trung bình mỗi dự án quỹ này chỉ rót vốn từ 10-20 triệu USD và không chọn những dự án cao cấp ở trung tâm thành phố.

Jen Capital hiện vẫn chỉ muốn nhắm đến các dự án ở TP.HCM. Theo ông Trân, cơ hội ở TP.HCM vẫn mênh mông, nhưng dự án sạch về giấy tờ, giải phóng mặt bằng thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. “Chúng tôi không cần phải vội vã, có thể ngồi chờ cơ hội chắc chắn, lợi thuận thấp mà ít rủi ro để đầu tư”, ông Trân nói.

Nhà đầu tư trong nước liều lĩnh hơn

Năm 2014, Diễn đàn M&A do Báo Đầu tư tổ chức có đưa ra dự báo làn sóng M&A thứ hai tại Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Mọi chuyện diễn ra trên thực tế gần đúng như vậy. Thời điểm cuối năm 2014, đầu năm 2015, thị trường có nhiều thương vụ M&A thành công từ các đối tác trong và ngoài nước. Đặc biệt, các nhà đầu tư trong nước đang chủ động đi thu mua các dự án, đây là tín hiệu tốt cho thị trường, chứng tỏ nhu cầu phát triển và tiêu thụ là có thật.

Tuy nhiên, tốc độ M&A đối với các đối tác trong nước thời gian qua tăng vọt so với cùng kỳ cũng cho thấy khá nhiều rủi ro. Một số nhà đầu tư thu mua hàng loạt dự án trong thời gian ngắn, việc quản lý rủi ro về pháp lý, xây dựng, bán hàng cũng như đẩy nguồn cung lên cao trong thời gian ngắn sẽ làm ảnh hưởng cả thị trường.

Đó là chưa kể, hiện nay, nhiều nhà đầu tư chỉ tập trung vào phân khúc nhà vừa túi tiền và phân khúc hạng trung. Trong khi đó, tại các quốc gia, khái niệm nhà vừa túi tiền đã được triển khai cho các nhóm thu nhập khác nhau. Nhóm thu nhập thấp có nhà vừa túi tiền, nhóm thu nhập trung bình cũng có sản phẩm vừa với mức thu nhập trung bình, nhóm thu nhập cao cũng có phân khúc nhà phù hợp.

Ở Việt Nam, nhiều nhà phát triển dựa trên vị trí, giá đất, chi phí xây dựng và mức lợi nhuận kỳ vọng, mà ít nghiên cứu xem sản phẩm đưa ra có phù hợp với thu nhập của nhóm khách hàng mục tiêu không. Như vậy, nguồn cung của thị trường còn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo ông Trân, việc đầu tư và quản lý các dự án bất động sản tại Việt Nam sẽ hiệu quả hơn, nếu các nhà phát triển có chiến lược dài hạn và nghiên cứu sâu từ khâu phát triển quỹ đất, thiết kế quy hoạch, xây dựng, tiếp thị và bán hàng.

Cụ thể, một số nhà phát triển đưa ra rất nhiều sản phẩm khác nhau, nhưng không có nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, tại các quốc gia, các nhà phát triển có những nghiên cứu chuyên sâu về tính cộng đồng trong một dự án, nghiên cứu về các hoạt động cộng đồng được yêu thích, các nhu cầu phục vụ số đông cho cư dân…

Những yếu tố đó giúp cho dự án thành công và nhà đầu tư phát triển bền vững. Đây cũng là yếu tố cần đánh giá kỹ khi tiến hành thương vụ M&A trong lĩnh vực này. Nếu các nhà đầu tư trong nước vẫn thu gom dự án theo kiểu “cố đấm ăn xôi” thì có thể lại dập tắt ngọn lửa đang nhen nhóm trở lại thị trường bất động sản sau giai đoạn đóng băng vừa qua


26.04.2015

Nhà ở xã hội: Nới một - siết hai

http://phapluattp.vn/nha-dat/nha-o-xa-hoi-noi-mot-siet-hai-549831.html

(PL)- Chính sách về lãi suất của gói 30.000 tỉ đồng rất tuyệt vời. Nhưng nên chăng chỉ ràng buộc hai điều kiện: Là công dân Việt Nam; dành cho tất cả người mua nhà lần đầu.

Mới đây UBND tỉnh Bình Dương khánh thành gần 5.000 căn nhà ở xã hội (NƠXH) và tiếp tục khởi công 10.000 căn hộ mới để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho một bộ phận công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong khi NƠXH ở Bình Dương xây đến đâu bán đến đó thì gói 30.000 tỉ đồng của Chính phủ cho vay hỗ trợ nhà ở sau hai năm triển khai đến nay mới chỉ giải ngân chưa tới 20%.

Ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư bất động sản Jen Capital thừa nhận: “Đây là gói tín dụng tuyệt vời của Nhà nước, các chính sách về vốn ưu đãi dành cho người mua nhà rất tốt. Tuy nhiên, điểm bất cập ở đây là chúng ta đưa ra quá nhiều quy định, điều kiện để ràng buộc cái chúng ta đang muốn gỡ”.

Lối sống, độ tuổi mua nhà xã hội ở Bình Dương khá tương đồng

 Phóng viên: Theo ông, tại sao NƠXH ở Bình Dương vừa tung ra đã hút khách hàng. Liệu tại TP.HCM và Hà Nội có làm được không, thưa ông?

+ Ông Nguyễn Vĩnh TrânGiám đốc điều hành Quỹ Đầu tư bất động sảnJen Capital Advisors: Bình Dương làm được điều này vì đây là tỉnh tập hợp khá nhiều khu công nghiệp và nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động ở đây rất cao vì phần lớn họ đều đến từ các tỉnh khác. Thứ hai, đất ở Bình Dương cũng rẻ hơn rất nhiều so với Hà Nội và TP.HCM. Nên Nhà nước cũng dễ dàng kiếm một miếng đất sạch để giao cho nhà đầu tư. Thứ ba, nhà được xây ở khu vực mà phần đông lứa tuổi, lối sống của mọi người ở khu vực này khá tương đồng nhau… Thứ tư, chủ đầu tư biết rõ lương bổng của họ, sự ổn định mang tính dây chuyền nên việc cho vay khá dễ dàng và diễn ra nhanh. Nếu gói 30.000 tỉ đồng nhiều khách hàng phải mất vài tuần, thậm chí cả tháng để xác minh thu nhập, giấy tờ thì ở đây ngân hàng chỉ mất 1-2 ngày để biết việc đó cũng như các giấy tờ khác.

Giống như ở Ấn Độ người ta thống kê được có tới 53% người có nhu cầu mua nhà ở lứa tuổi 20-40. Và có tới 60% người mua nhà lần đầu tiên và họ thường là cặp gia đình làm công nhân. Từ đó họ xác định để làm nhà xã hội sao cho phù hợp và thành công.

 Nhưng ở vùng ven TP như Củ Chi, Hóc Môn… vẫn còn đất giá rẻ và nhu cầu cho người lao động tại TP.HCM cũng rất nhiều?

+ Ở TP.HCM rõ ràng càng vào gần TP càng khó tìm đất và giá cả cũng đắt đỏ nên không ai có thể làm giá nhà 100-200 triệu đồng/căn hộ được. Lượng người cần nhà ở TP.HCM tuy nhiều nhưng lại là nơi tập hợp đủ các thành phần tầng lớp và lối sống không tương đồng. Họ cũng đến từ nhiều công ty khác nhau, không thành cụm như các khu công nghiệp.

Riêng ở Hà Nội giá đất rất đắt nhưng lưu thông chưa tốt lắm. Việc đi lại đến khu trung tâm khá khó khăn vì đường nhỏ. Cộng với việc thời tiết vào mùa đông lạnh nên việc phát triển dạng nhà xã hội ở xa khó và trở ngại.

Quá nhiều điều kiện

 Hiện nay rất nhiều dự án dạng nhà ở thương mại đáp ứng được điều kiện như dưới 15 triệu đồng/m2 và dưới 70 m2. Cùng với đó đến nay đã có 19 ngân hàng tham gia vào gói 30.000 tỉ đồng, vậy tại sao tiến độ giải ngân cho gói này vẫn chậm?

Tôi nghĩ rằng chính sách hỗ trợ của Nhà nước rất tốt nhưng chúng ta lại đưa ra quá nhiều ràng buộc, luật lệ. Chính điều này cản trở người mua cũng như không có nhiều doanh nghiệp tham gia.

Cụ thể như quy định với người mua nhà là phải sau năm năm mới được bán nhà. Trong khi năm năm ấy có thể công ty của họ phá sản hay họ mất việc hoặc phải về quê… thì làm sao đây khi tiền của họ bị kẹt cứng ở đó. Với doanh nghiệp tư nhân được vay gói này được ưu đãi lãi suất nhưng đi kèm với rất nhiều điều kiện và còn bị siết đầu ra (các quy định điều kiện với người mua nhà). Trong khi trong kinh doanh, đáng ra dự án đó họ có thể bán cho vài chục ngàn đối tượng quan tâm thì nay chỉ còn vài ngàn người thuộc đối tượng mua NƠXH. Nghĩa là đầu ra bị thu hẹp, đấy là chưa kể còn nhiều thủ tục khác. Thế nên họ thà chấp nhận cộng thêm vài phần trăm lãi suất vay bên ngoài cũng không đáng gì còn hơn được một ưu đãi thì cõng thêm vài ràng buộc. Cái này gọi là chúng ta đang mở một nút thì thắt lại hai nút.

Các doanh nghiệp cũng bị khống chế lợi nhuận không vượt quá 10% nhưng không chỉ vậy là xong. Với NƠXH sau khi thực hiện đều phải thanh tra, kiểm tra… Nói chung chương trình này chưa thực sự hấp dẫn lắm với doanh nghiệp.

 Ngoài những lý do trên, ông có cho rằng người ta vẫn e ngại NƠXH là chất lượng kém và vấn đề truyền thông chưa đủ mạnh?

Đúng vậy, tâm lý của người dân cứ nghĩ rằng NƠXH là nhà rẻ tiền, chất lượng không tốt. Nên khi còn làm việc ở Công ty Bất động sản Nam Long hay bây giờ tôi vẫn nghĩ nên thay vào đó là nhà ở vừa túi tiền. Vấn đề truyền thông về chất lượng cũng như nhu cầu nhà ở vừa túi tiền cũng là góp phần cho nhiều người tiếp cận việc mua nhà.

Chỉ nên giữ hai điều kiện

 Vậy theo ông, nên giữ quy định nào và bỏ quy định nào?

+ Sau hai năm chúng ta đã gỡ rất nhiều cái vướng nhưng nhìn chung gỡ một nút thì trói hai nút nên khó giải ngân. Nên đơn giản mọi thứ rằng ai cũng được mua NƠXH. Đối tượng mua nhà không cần quy định là công chức, viên chức hay thu nhập thấp. Chỉ cần là công dân của nước đó và là người mua nhà đầu tiên và dưới 1 tỉ đồng. Ở Philippines cũng vậy, bất cứ ai chưa có nhà đều có thể vay chính phủ 30.000-40.000 USD để mua nhà. Dù anh mua căn biệt thự 10 tỉ thì anh vẫn được vay tối đa là 40.000 USD chứ không cần là người thu nhập thấp. Và đương nhiên lãi suất khoản vay này cũng thấp và ổn định.

Với doanh nghiệp không nhất thiết phải áp quy định lợi nhuận khống chế 10% hay điều kiện bao nhiêu năm mới được bán nhà. Hãy để dân tự quyết định việc mua bán thế nào, ai có sản phẩm giá tốt thì dân sẽ mua.

.Nếu cho mọi công dân chưa có nhà được vay như vậy sẽ không tránh khỏi tình trạng trục lợi để vay vốn lãi suất rẻ đối với những người không thiếu tiền?

+ Tôi nghĩ rằng không nên vì để đề phòng lạm dụng số người này vay tiền mua nhà vì số phần trăm lợi dụng là nhỏ, ngay cả chiếm tới 30% cũng vậy. Mình phải nghĩ tới 70% người dân có nhu cầu mua nhà thực sự. Giống như ở bên Mỹ có những chương trình hỗ trợ nhà ở cho người thất nghiệp… Vẫn biết có những người lợi dụng chương trình này để lấy tiền nhà nước vì trong khi họ đi làm chui, vẫn lãnh lương nhưng vẫn được mướn nhà rẻ tiền. Và Mỹ họ vẫn chấp nhận số phần trăm đó bởi không có chính sách nào là tuyệt đối cả. Cái quan trọng là mình chấp nhận thực hiện chính sách đó vì đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dân.

 Xin cám ơn ông.

Lãi suất mua nhà hiện nay quá ưu đãi

Một lần khi trao đổi với chuyên gia của Ấn Độ, họ hỏi về lãi suất ưu đãi cho NƠXH. Người ta nói rằng lãi suất 5%-6%/năm là rất tốt. Vì tại quốc gia này lãi suất vẫn ở mức 10% cho người mua nhà.

Tuy nhiên, để đưa ra chương trình họ đã có sự chuẩn bị từ trước chứ không phải làm đi đến đâu xây đến đó. Cụ thể để đáp ứng nhu cầu người lao động tự do mua nhà hoặc bất cứ ai mua nhà. Trước ba năm quyết định mua nhà, khách hàng phải mở một tài khoản ở ngân hàng, mỗi tháng chỉ bỏ ra một lượng tiền nhất định rồi là có thể mua nhà chứ không cần chứng minh thu nhập. Điều này không chỉ dạy người ta cách tiết kiệm tiền mà tiền lại được đi vào trong ngân hàng.

Việt Nam cũng có thể làm vậy, mỗi tháng chúng ta chỉ cần bỏ trong tài khoản khoảng 500.000 đồng, sau hai năm là được mua NƠXH. Cách này dòng tiền vừa chảy vào ngân hàng và lâu dài dạy người dân cách tiết kiệm tiền. Trong khi có nhu cầu mua nhà mới bắt đầu chuẩn bị các thủ tục đi xác minh, chuẩn bị đủ thứ…

Ở nước ngoài có những chương trình mua nhà vừa túi tiền mà không phải mượn nhà băng. Chính công ty mà người mua nhà sẽ trả cho họ, chẳng hạn như họ ký kết với 2-3 chủ đầu tư về dự án đó. Họ cũng ký cam kết với người lao động trong vòng bao nhiêu năm không được nghỉ việc. Từ đó họ tính toán mỗi tháng sẽ trừ một khoản lương của người này cho chủ đầu tư kia một cách tự động. Cũng có thể chính nhà đầu tư họ hỗ trợ người mua nhà về mặt lãi suất, được tính luôn vào tiền phải trả hằng tháng cho người mua nhà mà khách hàng không phải vay ngân hàng nữa. Ở Việt Nam có lẽ chưa có công ty nào dám làm như vậy.

Ông NGUYỄN VĨNH TRÂN

Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư bất động sản Jen Capital Advisors

Ông Lê Hoàng ChâuChủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM:

Nên có những diện tích căn hộ nhà xã hội 25 m2

Đầu tháng 4, Hiệp hội Bất động sản đã gửi văn bản góp ý dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH), theo đó tán thành với tiêu chuẩn thiết kế căn hộ NƠXH có diện tích tối thiểu là 25 m2 sàn, bởi vì loại căn hộ này đáp ứng được nhu cầu của đông đảo “hộ gia đình hạt nhân” (vợ, chồng và 1-2 con) hoặc hộ chỉ có hai người, hộ độc thân... Riêng dự thảo nghị định đưa ra tiêu chuẩn thiết kế căn hộ NƠXH có diện tích đến 90 m2 sàn (khoảng ba phòng ngủ) trong giai đoạn hiện nay là chưa phù hợp vì đất nước còn nghèo, ngân sách nhà nước eo hẹp và mục tiêu phát triển NƠXH là nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cơ bản, tối thiểu, phổ biến của đông đảo người thu nhập thấp đô thị chứ không nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở tối đa của một số ít trường hợp hộ đông nhân khẩu đặc thù.

Như vậy căn hộ nhỏ thì được Nhà nước hỗ trợ nhỏ, căn hộ vừa thì được hỗ trợ vừa, căn hộ lớn thì được hỗ trợ lớn. Từ nhận định trên, hiệp hội đề nghị tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ tối đa không quá 70 m2 như đã quy định với đề xuất bổ sung thêm dung sai cộng (+) 10% diện tích căn hộ do UBND cấp tỉnh xem xét quyết định cho phù hợp với thực tế từng dự án trên địa bàn. Hiệp hội cũng đề nghị mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua-bán hoặc hợp đồng cho thuê mua NƠXH để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống quy phạm pháp luật và phù hợp với khả năng tài chính của đông đảo người thu nhập thấp đô thị. Riêng về việc hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về NƠXH là có quy định: “Trong trường hợp cần thiết thì Sở Xây dựng có thể liên hệ với cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập của người làm đơn đề nghị mua, thuê, thuê mua NƠXH…”. Hiệp hội đề nghị bỏ quy định này vì có thể làm tăng thêm thủ tục hành chính, tạo điều kiện nhũng nhiễu và trái với quy định người xin vay “tự khai về mức thu nhập của bản thân (theo mục khai về mức thu nhập) và tự chịu trách nhiệm về mức thu nhập tự khai”.

Ông LÊ CHÍ HIẾU, Chủ tịch HĐQT Thuduc House, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM:

Miễn lãi suất hai năm đầu tiên

Chính sách của 30.000 tỉ đồng hỗ trợ mua nhà rất tốt, tuy nhiên các dự án Thuduc House không có diện tích phù hợp để tham gia vào gói 30.000 tỉ đồng. Sắp tới chúng tôi sẽ nghiên cứu để làm các dự án nhà ở với diện tích nhỏ phù hợp với tiêu chí gói 30.000 tỉ đồng để đa dạng hóa sản phẩm của mình. Khi đó chúng tôi sẽ liên kết với các ngân hàng đang tham gia giải ngân gói tín dụng này.

Hiện nay Thuduc House cũng đã liên kết với tám ngân hàng để tham gia các hoạt động hỗ trợ khách hàng mua nhà thương mại thông thường. Tuy nhiên, hầu hết các dự án Thuduc House đã chọn hình thức miễn lãi suất cho khách hàng 2-4 năm đầu tiên để giúp khách hàng không phải thiệt thòi. Nghĩa là những năm đầu, nhà đầu tư là chúng tôi sẽ chịu lãi suất thay cho người mua nhà.

Trong xu hướng bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi, những chuyển biến tích cực như lạm phát thấp tạo điều kiện để chính sách tiền tệ được nới lỏng, bất động sản cũng tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt các thương vụ mua bán sáp nhập kể từ đầu năm đến nay cũng gia tăng…

Ông NGUYỄN DUY MINHTổng Giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Thanh Yến:

Mỗi tháng trả quá số tiền 5 triệu đồng là rất khó

Trước hết phải khẳng định chính sách về nhà ở xã hội rất tốt như lãi suất ưu đãi cũng như trong việc hạch toán lợi nhuận của công ty góp phần trong việc giúp ngân hàng giải ngân nhanh hơn. Tuy nhiên, giải ngân gói hỗ trợ mua nhà 30.000 tỉ đồng vẫn còn chậm vì gặp vướng ở nhiều khâu như quy định người thu nhập thấp là không vượt qua 9 triệu đồng/tháng. Với bài toán lãi suất, vay bao nhiêu để gốc và lãi không được vượt quá số tiền 5 triệu đồng/tháng là điều rất khó. Vì ngân hàng khi giải ngân họ phải tính toán khả năng trả nợ của khách hàng, chính vì thế với quy định này khách hàng khó có đủ năng lực để trả khoản vay.

Hiện nay các dự án thương mại đáp ứng đủ điều kiện để người mua vay gói 30.000 tỉ đồng thường là các dự án cũ từ trước, được mua lại. Đó là lý do vì sao hoạt động mua bán doanh nghiệp thời gian qua khá sôi động. Còn việc triển khai thêm các dự án về nhà ở xã hội khác thì không nhiều. Vì nếu doanh nghiệp chọn vị trí ở các khu vực xa của TP.HCM là nơi đồng không mông quạnh thì thà người ta mua đất xây nhà chứ không ở căn hộ. Nếu chọn gần hơn một chút thì cũng phụ thuộc nhiều vào số lượng dân cư ở đó, quy hoạch…

_____________________________________

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến ngày 25-2-2015, tổng số tiền đã cam kết cho vay từ gói 30.000 tỉ đồng là 10.796 tỉ đồng (đạt gần 36%), giải ngân được 6.187 tỉ đồng (đạt 20,6%).

Trong khi đó tại TP.HCM, để tạo quỹ nhà ở xã hội UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương đầu tư 45 dự án nhà ở xã hội với quy mô 43.045 căn hộ.


23.04.2015

JEN CAPITAL THAM DỰ HỘI THẢO NHÀ VỪA TÚI TIỀN LẦN 6 TẠI SINGAPORE

“6th AFFORDABLE HOUSING PROJECTS” CONFERENCE 

Hội thảo quốc tế chuyên đề về phát triển dòng sản phẩm thu nhập vừa túi tiền lần thứ 6 vừa được tổ chức tại Singapore từ ngày 15 tháng 4 đến 17 tháng 4 năm 2015. Hội thảo đã thu hút hơn một trăm diễn giả, chuyên gia, nhà đầu tư, giới tài chính đến từ các viện nghiên cứu, các tổ chức chính phủ, các tổ chức tài chính, các đơn vị tư vấn và các doanh nghiêp đầu tư bất động sản (BĐS) trong khu vực châu Á, cũng như đại diện đến từ các quốc gia ở Châu Âu và Châu Mỹ. Đặc biệt, hội thảo có sự tham gia của đại diện Chính phủ Singapore và các chuyên gia tài chính hàng đầu của tổ chức tài chính Thế giới (IFC).

Chủ đề chính của hội thảo lần này tập trung vào các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững sản phẩm vừa túi tiền tại các quốc gia đang phát triển. Cụ thể, hội thảo có các chuyên đề chính như sau: các cải tiến để đẩy mạnh nhu cầu, các yếu tố thúc đẩy phát triển bền vững, mối quan hệ giữa Chính phủ và lĩnh vực tư nhân nhằm gia tăng khả năng của tất cả các thành phần để tối đa hoá sản phẩm nhà vừa túi tiền. Hội thảo tập trung vào các lĩnh vực chính như tài chính, quy hoạch thiết kế cộng đồng và quản lý công nghệ. Ngoài ra, các lĩnh vực khác cũng được thảo luận tại hội thảo như các hình thức tài trợ tài chính cho các chủ đầu tư cũng như khách hàng cá nhân, các cải tiến trong kỷ thuật xây dựng trong việc sử dụng các nguồn năng lượng hiệu quả. Đặc biệt, hội thảo cũng dành thời gian thảo luận về các chính sách nhà ở, nhận dạng nhu cầu ngày càng tăng và thúc đẩy xây dựng dòng sản phẩm vừa túi tiền tại các quốc gia đang phát triển. Các diễn giả cũng chia sẻ về quy hoạch đô thị đã và đang được triển khai tại các quốc gia nhằm đẩy mạnh nhu cầu cho sản phẩm vừa túi tiền.

Ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám Đốc điều hành của Quỹ Jen Capital, là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời tham dự hội thảo lần này với tư cách diễn giả. Tại đây, với chuyên đề “Chiến lược phát triển dòng sản phẩm vừa túi tiền để tái đầu tư cho các nhà phát triển quỹ đất”, Ông Nguyễn Vĩnh Trân đã giới thiệu tổng quan về thị trường BĐS Việt Nam trong gần 10 năm qua, đồng thời phân tích nguồn cung/cầu cho dòng sản phẩm vừa túi tiền tại Việt Nam. Từ đó, Ông Trân đưa ra chiến lược tái đầu tư cho các nhà phát triển quỹ đất, những doanh nghiệp đã sở hữu các quỹ đất trong thời ký phát triển nóng của BĐS. Phần trình bày của Ông Nguyễn Vĩnh Trân đã nhận được sự đánh giá rất cao và nhận được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều khách tham dự. Đây được xem là nhận định cũng như chiến lược phù hợp cho các nhà phát triển quỹ đất.

Là khách mời đặc biêt tại hội thảo lần này, Bà Marica Yu, Giám đốc đầu tư nhà vừa túi tiền của tổ chức Tài Chính Thế Giới (IFC), đã chia sẽ “Thị trường BĐS Việt Nam trong suốt 10 năm qua đã có những biến động rõ rệt qua từng thời kỳ. Một trong những sứ mệnh của IFC là đồng hành và hỗ trợ phát triển dòng sản phẩm thu nhập vừa túi tiền cho các quốc gia đang phát triển, và Việt Nam là một trong các quốc gia đó. Hội thảo đã tập trung thảo luận nhiều giải pháp để thúc đẩy việc phát triển bền vững sản phẩm vừa túi tiền tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao vai trò của Ông Nguyễn Vĩnh Trân trong việc phát triển dòng sản phẩm này suốt thời gian vừa qua vì thế chúng tôi rất lấy làm vinh dự được mời Ông Trân tham dự hội thảo này. Bài phát biểu của Ông Trân đã nhận được rất nhiều quan tâm và nhận được khá nhiều câu hỏi trao đổi xung quanh phần trình bày của Ông. Chúng tôi tin và hy vọng rằng, hội thảo này sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư và phát triển cho cho bất động sản tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam”.


13.03.2015

Trên cương vị mới là Đại diện quỹ Jen Capital tại Việt Nam, ông Nguyễn Vĩnh Trân đã có những chia sẻ về tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài cũng như  tầm nhìn và chiến lược của Jen Capital khi tìm kiếm các chủ đầu tư để hợp tác phát triển không chỉ là một vài dự án.